Thực sự thì nghề nào cũng chán!
Nhớ lại khoảng thời gian cách đây 3 năm, với tôi đó là những tháng ngày nhảy việc liên miên, không tìm nổi cho mình “chốn dung thân” tử tế. Một năm mà tôi nhảy việc đến 5 lần, nơi làm lâu nhất là 3 tháng. Lần đi xin việc cuối cùng, nhà tuyển dụng hỏi rằng: Có khi nào bạn chán công việc hay không? Tôi thật thà trả lời: Thật ra nghề nào với em cũng chán như nhau, kể cả là theo đuổi những ngành học hot hiện nay, làm nhiều sao không chán được, nhưng quan trọng là mình biết cách tạo ra niềm vui, khiến công việc của mình trở nên thú vị”. Cứ nghĩ rằng mình sẽ bị loại thẳng tay, nhưng không, ngay sao đó, tôi được gọi đi làm.
Ngày đó tôi làm coder cho 1 công ty công nghệ, công việc chủ yếu là lập trình website, phần mềm. Hàng ngày đến công ty là cắm đầu vào máy tính, về đến nhà cũng chẳng được nghỉ ngơi, sếp vẫn giục làm việc như thường. Trong suốt thời gian ấy, tôi đã nỗ lực hết mình, làm đúng với chuyên môn, cũng có vài lần sếp khen nhưng tôi vẫn cảm thấy chán. Chán đến mức muốn xóa hết đoạn code vừa viết xong rồi xách vali đi du lịch, rời xa cái thứ ngôn ngữ “giời ơi đất hỡi” này.
Bạn bè có người nói lập trình là 1 trong ngành học hot hiện nay, viết code chắc thích lắm, chẳng phải sáng tạo gì, cứ ngồi vào là viết, vừa nhàn hạ, vừa lương cao. Họ nói không sai, thực chất đó chính là công việc mà tôi phải trải qua hàng ngày. Thế nhưng, chỉ khi đi làm rồi mới hiểu có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh vị trí coder như: Hàng ngày ngồi làm việc 8-9 tiếng đồng hồ, không có thời gian giải trí. Đặc biệt, sau khi tác phẩm được ra đời thì các bộ phận khác trong công ty (Bộ phận SEO, bộ phận Content, bộ phận thiết kế…) yêu cầu sửa lên sửa xuống. Rồi lại mày mò, cày đêm để sửa theo đúng ý của họ, nhưng tôi biết đó không phải là lần sửa cuối cùng.
Đó, công việc ấy của tôi nhìn có vẻ hay, thú vị lắm nhưng bản chất thì cũng chán như những nghề khác mà thôi. Công việc dù có sôi nổi, sáng tạo đến như thế nào đi chăng nữa thì cứ làm đi làm lại từ ngày này qua ngày khác, không chán mới lạ. Ví dụ như, nghề viết Content, ngày nào cũng sẽ phải viết bài, Telesales thì cứ nói mãi 1 câu, nói hoài 1 nghĩa. Thực sự, chuyện chán việc chẳng phải của riêng ai, cũng chẳng phải của riêng ngành nghề nào.
Bỏ nghề! Không bao giờ!
Thế nhưng bao nhiêu năm qua tôi vẫn làm Coder, chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ nghề. Vì tôi biết rằng, nghề nào cũng có cái chán riêng của nó. Đừng nhìn nghề của người khác mà chán nản nghề của mình, huống chi tôi đang theo ngành học hot hiện nay, nhiều người muốn mà không được. Cái chán ở đây là do môi trường xung quanh, là do hoàn cảnh. Nếu đủ dũng khí thì hãy nghỉ việc, bỏ nghề, còn nếu không, bạn nhất định phải tìm ra lý do để yêu nó.
Cái nghề không chỉ mang đến cho tôi những người bạn mới, mà nó còn mang lại giá trị về kinh tế, nếu đam mê giúp tôi sống thì cái nghề lại giúp tôi tồn tại. Do vậy, cứ sống với nó đi, mỗi ngày tìm ra 1 điểm thú vị, bạn sẽ thấy công việc ấy đáng yêu hơn rất nhiều. Câu chuyện trên chỉ là cảm xúc những lúc cảm thấy mệt mỏi và áp lực trong công việc của tôi. Bởi đằng sau, cái nghề còn mang đến cho bạn nhiều giá trị khác. Một ngày nào đó nghề tự đến với bạn, đó chẳng phải là ý trời hay sao.
Nếu bạn cảm thấy chán nghề, dù đó có là ngành học hot hiện nay, bạn hãy làm theo cách sau:
► Hít thở
Khi làm 1 công việc quá lâu và quá tập trung, con người ta dễ lạc xa khỏi điểm xuất phát của mình. Lúc này, bạn hãy nhớ lại ngày đầu tiên đến công ty, điều gì khiến bạn cảm thấy thú vị, ai là nguồn cảm hứng cho bạn? Tất cả những ký ức này sẽ được khơi gợi trong con người bạn. Nếu nhớ lại lý do tại sao bạn bắt đầu cho công việc này, bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục công việc ấy trong tương lai.
► Tìm lại nguồn cảm hứng
Một cuốn sách hay, một tập hồi ký của những người thành công không chỉ mang đến cho bạn tri thức, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn. Hoặc bạn có thể đi học, tham gia 1 khóa đào tạo, huấn luyện về những lĩnh vực có liên quan đến công việc. Những kiến thức mới, thành tích…sẽ kéo bạn ra khỏi vũng lầy chán nản và đem lại lợi ích đáng kể cho công ty.
► Quen biết những người thành công trong cùng lĩnh vực
Cho dù bạn đang chán nản với công việc hiện tại thì bạn vẫn có thể lấy lại nguồn cảm hứng khi tiếp xúc và trò chuyện với đồng nghiệp, cấp trên hay những người đã thành công trong lĩnh vực của bạn. Những năng lượng tích cực tỏa ra từ những con người ấy sẽ giúp bạn thêm yêu công việc của mình hơn.
► Tiếp xúc với những người dám khác biệt
Khi tiếp xúc với những người khác biệt, dám nghĩ, dám làm, dù có không cùng ngành đi chăng nữa thì biết đâu bạn sẽ có những ý tưởng mới cho công việc tưởng chừng như đã quá “cũ kỹ” và nhàm chán của mình.
► Nghỉ ngơi, thư giãn
………………………
Canavi: Tìm việc ngay – đi làm luôn
Tìm việc làm, tạo CV miễn phí tại:
Link tải App Android:
Link tải App iOS:
Nguồn: https://masothuecongty.com
Xem thêm bài viết khác: https://masothuecongty.com/nganh-nghe
Xem thêm Bài Viết:
- Ấn tượng với cách xoay chữ dọc trong excel đơn giản nhất
- Hát mãi ước mơ | Tập 2 full: Trấn Thành, HariWon bật khóc trước câu chuyện của chú bảo vệ Văn Phước
- Game Thủ Bỏ Nghề Vì Gia Đình Cấm Cản | TẬP 2 | CAO THỦ ĐẠI CHIẾN | Phim Hài Mì Gõ 2020
- Mở spa, Kinh doanh spa cần chuẩn bị những gì – Dr Ngoc
- Chọn đúng nghề trong thế giới nghề nghiệp [Intro]