1. Hãy hiểu rõ công việc bạn đang tuyển dụng
Trước khi đăng thông tin tuyển dụng, bạn hãy chắc chắn bạn đã hiểu về vị trí công việc đó. Bạn hãy nghĩ về những người đã làm vị trí này, tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân cần thiết vị trí này cần.
Nên đặt các câu hỏi gì khi phỏng vấn ứng viên?
Dựa trên các tiêu chí bạn xây dựng hãy lên một danh sách các câu hỏi giúp bạn tìm được ứng viên tiềm năng. Bạn nên đặt các câu hỏi như:
Các câu hỏi chung: Các câu hỏi chung cho bạn biết rõ một số thông tin trên CV của ứng viên. Ngoài ra, bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu lý do tại sao ứng viên muốn làm công việc này ở công ty của bạn
Ví dụ:
Bạn đã làm việc ở công ty cũ (trước đó) bao lâu?
Vì sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
Hãy cho chúng tôi biết những gì bạn tìm hiểu về công ty chúng tôi?
Hãy cho chúng tôi biết điểm mạnh, điểm yếu của bạn? Với điểm yếu bạn khắc phục như thế nào?
Lưu ý: Bạn nên tránh đặt các câu hỏi sâu về riêng tư như cân nặng, giới tính, tôn giáo, giới tính… Những câu hỏi này sẽ khiến ứng viên khó xử khi trả lời phỏng vấn.
Câu hỏi hành vi: Các câu hỏi hành vi giúp nhà tuyển dụng biết những thành tựu ứng viên đạt được ở công ty cũ.
Ví dụ:
Bạn hãy kể lại một tình huống bạn sử dụng sự sáng tạo của mình để giải quyết các công việc?
Bạn hãy kể về dự án lớn nhất mà bạn thực hiện?
Bạn hãy kể một số sai sót từng xảy ra trong công việc của bạn, cách xử lý?
Câu hỏi tạo áp lực: Với những câu hỏi này, bạn sẽ dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng để xem cách ứng viên phản ứng và xử lý tình huống đó như thế nào.
Ví dụ:
Lý do nào khiến bạn bị đuổi công việc ở công ty cũ?
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Tại sao bạn nộp hồ sơ vào công ty chúng tôi?
2. Cấu trúc của buổi phỏng vấn
Theo các chuyên gia về lĩnh vực nhân sự cho biết, trong buổi phỏng vấn nên có 2 – 3 người phỏng vấn sẽ tốt hơn chỉ có 1 người. Lý do là chúng sẽ giảm nguy cơ ứng viên được chọn lựa dựa trên cảm tính của 1 cá nhân phỏng vấn.
Cấu trúc phỏng vấn được thực hiện như sau:
Phần 1: Giới thiệu
Đây là phần tạo cho ứng viên cảm giác thoải mái trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Bạn có thể hỏi một số thông tin cá nhân và giới thiệu qua quy trình phỏng vấn.
Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn
Tại phần này bạn nên bắt đầu với các câu hỏi chung nhằm khai thác các thông tin, sau đó là đặt các câu hỏi hành vi và câu hỏi gây áp lực cho ứng viên. Tuy nhiên, trình tự các câu hỏi đặt cho ứng viên có thể thay đổi tùy vào vị trí mà bạn đang tuyển dụng.
Phần 3: Tổng kết
Bạn hãy tạo cơ hội cho ứng viên để họ đặt câu hỏi. Ngoài ra, bạn nên dành lời cảm ơn cho ứng viên vì đã tham dự buổi phỏng vấn và dẫn họ ra văn phòng nhằm thể hiện sự lịch sự, chuyên nghiệp.
3. Xây dựng hệ thống đánh giá ứng viên phỏng vấn
Trên thực tế, quá trình phỏng vấn có nhiều rủi ro dẫn đến kết quả không chính xác. Có thể do chính bạn hoặc danh sách các câu hỏi phỏng vấn chưa thực sự hiệu quả khiến người mà bạn tìm là người giỏi nhất nhưng không phải là người phù hợp nhất với công việc. Việc xây dựng hệ thống đánh giá ứng viên phỏng vấn sẽ giúp kết quả trở nên khách quan đồng thời công việc đẩy nhanh hơn.
Trên đây là kỹ năng của nhà tuyển dụng: 3 bước để có buổi phỏng vấn chuyên nghiệp. Qua bài viết này, Canavi hy vọng giúp bạn đọc tham khảo biết cách lên kế hoạch tuyển dụng để buổi phỏng vấn diễn ra thành công.
Canavi: Tìm việc ngay – đi làm luôn
Chi tiết truy cập tại:
Tìm việc làm, tạo CV miễn phí tại:
Đăng ký kênh Youtube tại:
Link tải App Android:
Link tải App iOS:
Đăng tin tuyển dụng miễn phí tại:
Nguồn: https://masothuecongty.com
Xem thêm bài viết khác: https://masothuecongty.com/thong-tin-nhan-su
Xem thêm Bài Viết:
- Quản lý nhân sự bằng Access quan trọng như thế nào trong công việc?
- Chủ tịch TP HCM nói về việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức “chớp nhoáng”
- Ngôi sao khoai tây | tập 93 full: Cả công ty khiếp vía vì sự xuất hiện đầy "bão tố" của Thuý Hạnh
- Vietnam Airlines cắt giảm 10.000 nhân sự I Thủ Tướng đồng ý lập hãng hàng không Vietravel Airlines
- Tin tức 24h mới nhất hôm nay 9/5/2020 | Nhân viên bị bắn khi nhắc khách thực hiện giãn cách